Chăm sóc da Thành phần nguyên liệu

Glycerin là chất gì? Thành phần & tác dụng gì trong mỹ phẩm, làn da

Glycerin được ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm và có công dụng hữu hiệu đối với làn da. Bởi vậy sau đây reviewmypham.org sẽ cung cấp các thông tin để bạn biết được Glycerin là chất gì. Mời bạn theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.

Glycerin là chất gì?

Glycerin là một loại rượu trihydroxyal alcohol không màu, không mùi và có nguồn gốc từ thực vật. Đây là chất trung gian được tạo thành từ quá trình chuyển hóa carbohydrat và lipid. Nó được sử dụng như dung môi trong công nghệ sản xuất dược mỹ phẩm.

Glycerin có khả năng hút ẩm từ không khí xung quanh và giữ độ ẩm trong da. Nó còn được xem là yếu tố giữ ẩm tự nhiên của da nên tương thích với các loại da và mọi lứa tuổi.

Công thức phân tử của Glycerin là C3H8O3; công thức hóa học là C3H5(OH)3 được tạo thành bởi sự liên kết của gốc hydrocacbon C3H5 với 3 nhóm –OH. Glycerin còn có các tên gọi khác là Glycerol; Glyxerin; Glycerine; 1,2,3-Propanetriol; Propane-1,2,3-Triol.

Tác dụng của Glycerin với làn da

Dưỡng ẩm và làm mềm da

Glycerin hấp thụ nước từ bên ngoài làm giảm thiểu sự mất nước do sự bốc hơi trong da nhờn. Nó giúp giữ cho làn da luôn ngậm nước, dưỡng ẩm và làm mềm da. Nhờ thành phần cấu tạo của Glycerin (chứa 3 nhóm –OH) dài hơn nhiều so với các loại rượu đơn chất thông thường chỉ có 1 nhóm –OH).

Ngăn ngừa quá trình lão hóa

Phân tử Glycerin chứa nhiều oxy tự do phản ứng với các phân tử của thành phần khác tạo thành một hợp chất có tác dụng tái tạo tế bào ở lớp biểu bì giúp tăng cường lipid khiến da giảm khô ráp và sần sùi. Hợp chất collagen ở lớp hạ bì cũng được bổ sung nhiều hơn khi Glycerin có khả năng hạn chế sự sản sinh của nhiều axit béo, duy trì độ đàn hồi trên da. Từ đó giúp nữ giới làm chậm quá trình lão hóa.

Điều trị mụn trứng cá

Glycerin còn có tác dụng ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, hạn chế mụn đầu đen và mụn trứng cá. Mỹ phẩm chứa thành phần Glycerin giúp bảo vệ da tránh khỏi sự viêm nhiễm. Bởi vậy hầu như các sản phẩm chữa trị mụn thường chứa có thành phần Glycerin.

Làm sạch da mặt

Cấu trúc phân tử trong Glycerin có thể duy trì hàm lượng hydrat hóa và ngăn ngừa kích ứng da trong quá trình làm sạch da. Glycerin loại bỏ bụi bẩn, dầu bám trên da mặt, duy trì sức khỏe của lớp da bên ngoài.

Chất làm mềm da tay

Glycerin còn có tác dụng làm mềm da tay thích hợp sử dụng cho những bạn có bàn tay khô hoặc bàn tay gồ ghề. Glycerin dưỡng ẩm và giúp bàn tay trở nên mềm mịn hơn.

glycerin-trong-my-pham-co-an-toan-khong
Glycerin trong mỹ phẩm có an toàn không

Ngăn sự bức xạ của các tia UVA – UVB

Glycerin có thể giúp chống nắng ở một mức độ nhất định nào đó. Bởi vậy trong một số loại kem chống nắng cũng có sử dụng thành phần Glycerin để hỗ trợ ngăn ngừa tia UV vào da.

Bảo vệ môi khô nứt

Glycerin có đặc tính giữ ẩm giúp bảo vệ những làn môi khô và nứt nẻ. Các loại son dưỡng chứa Glycerin thích hợp sử dụng vào mùa đông khi môi bị khô nứt và môi bị chảy máu vì cực khô.

Glycerin có độc hại không?

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã bổ sung Glycerin vào danh sách các thành phần an toàn Generally Recognized As Safe (GRAS). Chất này cũng là một thành phần hoạt tính dược FDA cấp phép sử dụng trong các loại thuốc bảo vệ da không kê toa, sản phẩm làm khô tai và chăm sóc mắt.

CIR cũng đã xem xét các dữ liệu khoa học và chứng minh Glycerin hoàn toàn an toàn khi sử dụng. Glycerin không gây ảnh hưởng nào đối với khả năng sinh sản của bố mẹ cũng như tiến trình sinh trưởng và phát triển của con cái. Một số nghiên cứu về khả năng sinh sản của một số nhân viên nam trực tiếp sản xuất Glycerin cho biết không có sự khác biệt về số lượng và nhóm tinh trùng so với các nam giới khác.

Glycerin cũng không gây đột biến gen. Trong một số thí nghiệm cho cả Glycerin tự nhiên và tổng hợp được dùng như đường uống thời gian hai năm hoàn toàn không có bằng chứng về tỷ lệ khối u gia tăng. Tóm lại, CIR kết luận rằng Glycerin tuyệt đối an toàn nên có thể yên tâm sử dụng sản phẩm chứa Glycerin.

Sử dụng mỹ phẩm chứa Glycerin thường xuyên có tốt không?

Glycerin có trong các loại sữa rửa mặt, kem trị mụn, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm… có tác dụng làm đẹp da. Sử dụng thường duyên những loại mỹ phẩm chứa Glycerin rất cần thiết cho những bạn đang gặp vấn đề về da. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

-Dùng Glycerin hết hạn có thể gây nên những tác dụng phụ như nổi mẩn đỏ, phát ban trên da. Bạn nên dừng sử dụng mỹ phẩm nếu có bất cứ tác dụng phụ nào phát sinh.

-Không được thoa những mỹ phẩm chứa hàm lượng Glycerin đậm đặc trực tiếp lên da mặt. Thay vào đó hãy pha loãng để giảm sự bết dính và tăng sự thoải mái trên da.

-Khi sử dụng Glycerin cần kết hợp thêm một số dưỡng ẩm khác để tăng khả năng giữ ẩm trong môi trường quá khô trên da.

Một số thông tin khác về Glycerin

Tác dụng phụ của Glycerin

  • Glycerin có thể gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng trên da, điển hỉnh như gây dị ứng, phát ban, ngứa ngáy, bỏng rát và khô da.
  • Chống chỉ định và thận trọng
  • Một số trường hợp cần thận trọng khi sử dụng Glycerin như:
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Không sử dụng Glycerin cho trẻ dưới 6 tuổi.
  • Chống chỉ định cho người bị dị ứng và mẫn cảm với Glycerin.
  • Không để Glycerin tiếp xúc với mắt và tuyệt đối không được nuốt.

Tương tác thuốc

Glycerin có thể gây ra tương tác với một số loại hoạt chất như Floxacillin, Tincture myrrh, một số loại vitamin, thuốc, thực phẩm chức năng. Khi cần dùng Glycerin thì thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh nguy cơ kích ứng da.

Bảo quản

Hoạt chất Glycerin rất dễ cháy nên trong quá trình bảo quản cần thuân thủ một số quy định sau đây:

  • Bảo quản Glycerin cần tránh xa nguồn nhiệt, ánh sáng trực tiếp vì chất này rất dễ cháy.
  • Nên đặt Glycerin trong bình chứa đóng nắp chặt và đặt trên nền đất.
  • Không đặt Glycerin cạnh những chất có khả năng gây oxy hóa cao.
  • Glycerin cần được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
  • Có thể đặt thêm các vật liệu hút ẩm tại nơi bảo quản Glycerin.

Chúng tôi đã cung cấp các thông tin để bạn nắm rõ Glycerin là chất gì. Để tìm hiểu thêm thông tin về các chất khác có trong mỹ phẩm mời bạn theo dõi các bài viết khác tại website reviewmypham.org nhé. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại!

Xem thêm: